• http://phatlagi.blogspot.com
  • http://phatlagi.blogspot.com
  • http://phatlagi.blogspot.com

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

SỰ LỢI ÍCH CỦA THIỀN

Posted by Unknown 13:02

Thiền có vô số lợi ích, bài viết ngắn này chỉ giới thiệu vài sự diệu dụng của Thiền mà mỗi người nên biết, nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Thiền góp phần chữa được nhiều thứ bệnh, nhất là các bệnh thuộc loại tim mạch và hệ thống hô hấp… Tại sao?

Y giới, nhất là qua sự khám phá của Bs.Herbert Benson, Đại học Harvard, Mỹ, cho thấy, có từ 60-90 % bệnh tật sinh ra là do căng thẳng, mà Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng nên Thiền có khả năng trị bệnh.

1. Tại sao con người bị căng thẳng? 

- Vì giận hờn, lo âu, sợ hải, buồn phiền ...Lúc giận, lo, sợ…tim đập nhanh hơn, phổi thở nhiều hơn, lượng đường trong máu gia tăng, áp huyết lên cao, bao tử ăn không tiêu. Vì sao có các triệu chứng này?

- Lúc căng thẳng, cơ thể tiết ra hai chất hóa học cực mạnh (có tên là norepinephrine & epinephrine) để cân bằng sự vận hành của cơ thể vật lý. Nếu tình trạng căng thẳng cứ kéo dài nhiều năm tháng, thì bệnh tật sẽ sinh ra là điều khó tránh khỏi.

Bình thường, nhịp đập của tim là 80 lần một phút. Lúc căng thẳng, mỗi phút tim đập, có lúc, trên 100 lần.

Thí dụ, để chữa trị chứng tim đập quá nhanh. Bệnh nhân đến phòng mạch, bác sĩ cho thuốc để nhịp đập của tim được trở lại bình thường. Nhưng thuốc phải tốn tiền, có thể bị phản ứng phụ. Nếu quen thuốc, bác sĩ sẽ cho thuốc khác. Cứ thế, người bệnh bị nô lệ thuốc lâu dài nếu tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn. Trường hợp này, chữa bằng thuốc là chữa cái ngọn chứ không phải chữa cái gốc. Căng thẳng là gốc của bệnh tật, vẫn còn tồn tục.

Do vậy, nếu áp dụng Thiền vào trị liệu. Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng. Do đó, cơ thể có cơ hội trở lại bình thường mà không cần đến thuốc, bệnh tật sẽ được ổn định.

2. Làm thế nào để biết Thiền có thể làm giảm căng thẳng?

- Máy cộng hưởng từ (fMRI) được sử dụng để chụp hình não bộ lúc người thực hành Thiền, như hình dưới đây:



 Lúc Thiền, định được tâm, vùng liên hệ đến sự tập trung chú ý (self-awareness), phía trên bộ não, tăng trưởng làm cho con người dễ tập trung thay vì nghĩ lung tung. Vùng thứ hai liên hệ đến an lạc vui vẻ, yêu đời (compassion) cũng được gia tăng, con người cảm thấy nhẹ nhàng an lạc thay vì chán nản giận hờn lo âu, cau có. Và đặc biệt hơn là, vùng thứ ba liên hệ đến căng thẳng (stress) bị teo nhỏ lại. Lúc con người không bị cẳng thẳng hay có rất ít căng thẳng thì sẽ không có hoặc có rất ít bệnh tật.

Chúng ta cũng cần biết thêm, các cơ phận của con người được cấu tạo bởi các tế bào quấn lại với nhau gọi là nhiễm sắc thể (chromosomes) phần màu xám (xem hình bên dưới). Hai đầu được bọc bởi chất Telomeres để bảo vệ nhiễm sắc thể khỏi bị hư hại. Nếu con người bị căng thẳng, phần Telomeres sẽ ngắn dần. Điều nầy báo hiệu tuổi già bắt đầu và bệnh sắp xẩy ra. Thiền có khả năng làm cho chất telomerase tăng trưởng, chất nầy góp phần tái tạo để chất Telomeres dài trở lại.


 Trong bài “Làm sao mà Thiền có thể thay đổi bộ não.” Máy chụp cộng hưởng từ (fMRI) cũng cho thấy, thiền thay đổi não bộ làm gia tăng chất xám trong vùng hải mã (the hippocampus) là vùng quan trọng làm cải tiến việc học và gia tăng trí nhớ (learning and memory).

 3. Thiền, làm sao thực hiện?

- Nên kiếm các tăng ni và phật tử nào am hiểu “Thiền sức khỏe” để nhờ hướng dẫn. Hoặc có thể theo 3 động tác chính sau đây:

a. Kiếm một chỗ ngồi thoải mái. Ngồi bán già hay kiết già thì tốt nhất. Nhưng ngồi hay nằm trên ghế, trên giường cũng được.

b. Ý nghĩ dõi theo sự hít vào và thở ra.

c. Nếu tâm chạy tán loạn, thì nhẹ nhàng đem tâm trở về với hơi thở.

Nếu mỗi ngày Thiền được vài chục phút thì bệnh tật sẽ giảm thiểu, người cảm thấy an lạc, hạnh phúc và yêu đời, sắc đẹp cũng được gia tăng vì Thiền làm cho cơ thể tiết ra các dưỡng chất lành mạnh như nitric oxide, chất endorphins, chất dopamine…

Các hóa chất này nuôi dưỡng các tế bào da làm cho da đỏ ửng hồng, khuôn mặt hiền, dễ thương, phúc hậu, thay vì buồn, nổi mụn và bị nám. Thiền làm gia tăng bạch huyết cầu, hệ miễn nhiễm mạnh có khả năng chống bệnh tật. Thiền còn giúp những người có bệnh hiếm muộn dễ có con, và góp phần trị các chứng bệnh của thời đại, chợ chưa đi mà tiền đã hết…

An vui thì khỏe mạnh, ưu phiền sẽ ốm đau. Phải chăng đó là “triết lý” sống của kiếp nhân sinh.

Chế độ ăn uống; nhiều rau, củ, quả, và đi bộ mỗi ngày vài chục phút, rất cần cho một cơ thể cường tráng ít bệnh tật. Thiền là một phương thuốc ngoại hạng của nhân thế mà không phải tốn tiền không cần xin phép hoặc tranh giành với ai.

Thiền có khả năng góp phần vào việc cải tiến xã hội, chữa trị bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống thọ và sống có hạnh phúc hơn mà không tốn cắc bạc nào. Tốn chăng, cần một cái gối để ngồi. Quá chừng rẻ.

Nếu Thiền vào bệnh viện, bệnh nhân sẽ chóng lành, ngân sách chi tiêu y tế quốc gia sẽ giảm. Thiền vào học đường, học sinh, sinh viên và giáo chức sẽ thông minh, mạnh khỏe và an lạc hơn. Thiền vào xí nghiệp, lợi nhuận của chủ và thợ gia tăng, chi phí bảo hiểm sức khỏe giảm.

Tổng quát, Thiền là thức ăn, là ngưồn sống, là dưỡng chất của con người trong tất cả các lứa tuổi và các ngành nghề của thế giới hiện nay. Tại Mỹ, 50% dân chúng thay lối chữa trị cũ bằng Thiền và Yoga. Việt Nam chúng ta, Thiền dường như vẫn còn ngủ chưa chịu vỗ cánh tung bay vào xã hội để phổ độ chúng sinh?!
                                   
Nguồn : PGVN-Hồng Quang

Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC - THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG
(Tài liệu tham vấn - ký giả Từ Tâm)

Hỏi: Thưa thầy, Đạo Phật nói nhiều về Luân hồi. Trong khi, có một số tôn giáo bạn không đặt nặng vấn đề này. Nếu không tin có luân hồi, thì những việc thiện mà họ làm, có thể bị giảm giá trị ở đời này. Vì họ nghĩ rằng, khi chết rồi thì linh hồn sẽ được lên thiên đàng hay cõi trời nào đó thụ hưởng, chứ không còn luân hồi xuống để chịu luật nhân quả chi phối. Như vậy có đúng không?

Sư Phụ: Người biết được đúng (gọi là Chánh kiến) vẫn là may mắn hơn người không biết đúng. Chúng ta may mắn gặp được Phật Pháp, nên biết được một sự thật bị che dấu, đó là luân hồi tái sinh. Chúng ta biết, mình có mặt ở kiếp này chỉ là một giai đoạn. Thật ra, chúng ta đã có mặt từ những đời sống trước và sau kiếp này, chúng ta sẽ còn có mặt ở nhiều đời sống sau nữa. Chúng ta tin được điều đó, chấp nhận được điều đó, nó là một may mắn do cái duyên đối với Phật Pháp. Còn những người mà họ không may mắn biết được điều này, cho nên đạo đức của họ sẽ khó hoàn thiện được.Vì vậy, họ không nỗ lực làm các việc lành, không phát tâm vượt khỏi sự luân hồi này. Do đó họ là những người đáng thương.
Thật ra, tất cả những lý thuyết của các tôn giáo khác, dù ít dù nhiều cũng có phảng phất tư tưởng của luân hồi. Ví dụ đạo Tiên, họ nói: "Mỗi con người là một điểm linh quang của Thượng đế, xuống trần bị lạc". Như vậy, rõ ràng trước đời sống này, nó đã có một đời sống trước đó. Rồi nói: "Sau khi chết, người ta hoặc xuống địa ngục hoặc lên thiên đường". Thì nó cũng là một đời sống nào đó tồn tại sau kiếp sống này. Vậy nó vẫn mang cái gì đó phảng phất của luân hồi, chứ không phải là hoàn toàn chấm dứt. Còn người nói: "Ngẫu nhiên mình sinh ra và khi chết là hết", người này hoàn toàn không biết luân hồi.
Đồng thời với Đức Phật, ở Hy Lạp có nhà toán học Pythagore cũng nói nhiều về luân hồi. Cho nên tư tưởng luân hồi cũng được nói đến rất sớm, chứ không phải chỉ ở Ấn Độ hoặc sau khi Đức Phật xuất hiện mới có nói. Ngay cả Chúa Jesu cũng vậy, Chúa cũng từng nói về luân hồi. Nhưng về sau trong hội đồng Constantineuf mới phủ nhận tư tưởng luân hồi, đã bị những nhà thần học của Thiên Chúa giải thích sự sinh trở lại, tức là được rửa tội và từ đó những kinh sách nào có nói đến luân hồi đều bị xóa hết. Cho nên, tư tưởng Thiên Chúa ngày hôm nay đã bị biến thái, không còn giống như buổi đầu. Như trong đoạn kinh còn sót lại chúng ta thấy là không biết trước đó Chúa đã nói gì về luân hồi tái sinh, mà có người đàn ông tên là Nicodemn đến hỏi Chúa: “Thưa Ngài, không lẽ người ta già chết đi, rồi lại chui vào bụng mẹ, để sinh ra lẫn nữa sao?". Chúa nói: "Nếu các ngươi không sinh lại, thì các ngươi không biết được nước Trời là gì?"
Từ câu hỏi đó chúng ta biết rằng trước đó Chúa đã giảng về luân hồi rất nhiều, nên ông Nicodemn mới có thắc mắc. Nhưng tiếc rằng những lời giảng của Chúa về luân hồi đã bị người đời sau gạch bỏ sạch hết. Bây giờ Vatican, ai nói đến luân hồi thì bị cho là tà đạo. Đây là điều đáng tiếc, chính họ đã đi ngược lại tư tưởng của Chúa Jesu. Khi mà ông Nicodemn hỏi câu đó, Chúa trả lời: "Quả thật! Quả thật! Ta nói các ông phải sinh lại. Cái gì của xác thịt thuộc về xác thịt. Cái gì của Thiên đường là của Thiên đường. Ta nói những điều ta chứng. Ta nói những điều ta biết. Nhưng các ngươi vẫn không tin lời ta. Gió từ đâu thổi đến, các ngươi không biết gió từ đâu thối đến và đi về đâu? Còn ta, ta nói những điều ta biết, ta dạy những điều ta chứng. Ví bằng ta nói những điều thuộc về đất (cụ thể), các ngươi còn không tin được. Huống hồ ta nói những điều thuộc về Trời( trừu tượng) thì các ngươi làm sao tin được?
Dựa vào đoạn kinh Phúc Âm còn sót lại, chúng ta thấy những từ dùng trong đó, rất gần gũi với thuyết luân hồi của đạo Phật, nhưng người đời sau này đã bóp méo và tránh né. Như vậy thuyết luân hồi không phải là của riêng Đức Phật mà tất cả những vị Thánh nào có đắc đạo đều nhìn thấy luân hồi là điều có thật. Hôm nay chúng ta là Phật tử nên may mắn tin và biết được điều này. Do đó chúng ta thấy luật nhân quả chi phối con người từ đời sống này sang đời sống khác. Bởi vậy mọi điều may rủi, hạnh phúc hay đau khổ của mình đều do chính mình đã gây tạo, đều do chính mình từ mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý nghĩ đều tạo thành một kết quả nào đó. Vì lý do đó chúng ta luôn nỗ lực bằng chính bản thân của mình chứ không cầu xin. Chúng ta không quỳ trước một vị Thần nào đó hay quỳ trước Phật cầu được hạnh phúc đến với mình mà trước hết chúng ta đem lại niềm vui, đem lại hạnh phúc cho người khác.
Ở điểm này, chúng ta thấy một người hiểu được luân hồi, hiểu được nhân quả thì là người rất tích cực, rất siêng năng để làm lợi ích cho người khác. Chứ không như một số người hiểu lầm, cho rằng một người hiểu Nhân quả, cho rằng cái họa phúc, may rủi... nó đã được quy định, nên đời này chỉ còn an phận và chờ đợi. Không phải vậy! Chính người tin luân hồi, tin nhân quả phải cố gắng nhiều hơn cả. Đây cũng là điều may mắn cho chúng ta khi được biết một sự thật như thế này.

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014



Mỗi con người chúng ta là thành viên trong cộng đồng xã hội, xã hội như một guồng quay, khi xã hội càng phát triển, thì guồng quay càng nhanh, chúng ta là cá thể trong đó, luôn phải chịu sự chi phối của guồng quay này.

Trong guồng quay này luôn tồn tại song song hai mặt thiện và ác. Một khi lòng Tham Lam, Sân Giận và Si Mê mù quáng trỗi dậy thường dẫn con người đi theo cái guồng quay ác và xa rời bản chất thiện vốn có của mình. Chính vì thế xã hội ngày càng có nhiều người vì tiền, vì quyền, vì chức… mà có thể bất chấp tất cả, bất chấp đạo đức truyền thống, sẵn sàng trà đạp lên người khác, thậm chí giết hại người khác chỉ vì lợi ích của mình. Lại có người vì tham ăn, tham chơi, tham vui mà lấy chúng sinh làm trò tiêu khiển để mua vui, tàn nhẫn giết hại chúng sinh để thỏa mãn cơn khát máu thèm thịt. Có kẻ vì sân giận, oán thù… mà coi sinh mạng người và chúng sinh như cỏ rác, giết hại không ghê tay. Có kẻ vì si mê sắc dục tình ái, si mê cờ bạc, si mê rượu chè, ma túy…v.v.. mà bỏ vợ bỏ con, tan cửa nát nhà, thậm chí trộm cắp, cướp của, giết người. Lại có người vì cái lợi bản thân sẵn sàng giết bỏ đứa con ngay trong lúc còn bào thai…

Trong cuốn sách này chúng tôi tập trung đi sâu vào các vấn đề nóng của xã hội hiện thời, không đi sâu vào lý thuyết, phân tích. Cuốn sách này là những câu chuyện thực tế, có ý nghĩa được chính người trong cuộc chứng kiến viết lại, hay được trích từ các bài báo và những cuốn sách có giá trị nhằm giúp bạn đọc hiểu được một cách xác thực về quy luật Nhân Quả - Luân Hồi – Nghiệp Báo là sự tồn tại tự nhiên, là quy luật chung của vũ trụ và vạn vật, nó không phải là sản phẩm của Thánh Ala hay Đức Phật… hay của một tôn giáo nào. Và một khi đó đã là quy luật thì không một người nào có thể thoát ra được cái quy luật đó cả. Chính vì thế những gì chúng ta đã và đang làm trong quá khứ và hiện tại thế nào thì tương lai Quả và Nghiệp sẽ đưa đến đó, nếu chúng ta hành ác ắt sẽ gặp ác báo, hành thiện ắt sẽ gặp thiện báo, chỉ có điều Nhân Quả và Nghiệp Báo đó đến nhanh hay chậm mà thôi.  

Link download sách :

Nội dung cuốn sách gồm các Chương sau:

Chương 1: NHÂN QUẢ - LUÂN HỒI- NGHIỆP BÁO
Chương 2: CHUYỆN CÓ THẬT VỀ ĐỘNG VẬT CŨNG CÓ TÌNH YÊU THƯƠNG VÀ MANG TÍNH NHƯ CON NGƯỜI
Chương 3: QUẢ BÁO SÁT SINH
Chương 4: NHỮNG CÂU CHUYỆN NHÂN QUẢ BÁO ỨNG TẠI VIỆT NAM  
Chương 5: NẠO PHÁ THAI VÀ QUẢ BÁO
Chương 6: CÔNG ĐỨC PHÓNG SANH
Chương 7: HIẾU KÍNH CHA MẸ
Chương 8: QUẢ BÁO DÂM DỤC
Chương 9: NHỮNG CHUYỆN ĐỌC KHÔNG THẾ QUÊN
Chương 10: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC, NGHI VẤN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUẢ - LUÂN HỒI





Nói theo đạo Phật, vợ chồng là do duyên số, có nghiệp, có nợ với nhau, chứ không phải khi không mà lấy nhau được. Phần lớn là do duyên số quyết định. Tuy nhiên, nếu chỉ đổ thừa cho duyên số thì không thực tế . Chúng ta phải chọn lựa, mà trong sự chọn lựa của chúng ta có nghiệp, có nhân quả chi phối bên trong.

Ví dụ có hai người theo đuổi mình, mỗi người đều có ưu có khuyết, chứ không ai hoàn toàn (vì thực ra trên đời này không có ai là hoàn toàn cả, người mà hoàn toàn thì đã đi tu mất rồi , ta đừng trông đợi làm chi cho mất công): người thì cao, người thì lùn, người thì đẹp, người thì xấu, người mũi đẹp, người thì miệng đẹp, người thì hát hay, người thì nói hay. Người hát hay thì nói chuyện dở, người hát dở thì nói chuyện hay… Ta không biết chọn ai, bèn đến nhờ các thầy các cô tư vấn. Thầy nói: “Thôi thì duyên với ai thì con lấy người đó” . Ta ra về, mà cũng chẳng biết chọn ai. Nếu đổ thừa cho nhân quả thì cũng không biết phải chọn ai, cho dù ta có tin vào nhân quả. Vì vậy ta phải dùng lý trí mà chọn lựa.

Tuy nhiên sự lựa chọn cuối cùng vẫn thuộc về phước. Hễ có phước thì chọn đúng, không có phước thì sẽ chọn sai.

Đây là lý do tại sao mình thấy mình rất ưng ý, nhưng lấy nhau được vài tháng thì đổ vỡ, con người mình tưởng tượng, tô vẽ ngày xưa không ngờ mới sống chung vài ba tháng đã trở thành con người khác .

Ngày xưa anh như một thiên thần đến với mình, đầu tóc lúc nào cũng chải chuốt, đến tới nơi là chào hỏi lễ phép ba mẹ mình, thương yêu các em của mình, săn đón lo lắng cho mình từng chút,… anh đến với em như một thiên thần của cuộc đời , lấy nhau ba tháng, anh trở thành một con … quái vật !

Điều này thuộc về nhân quả. Không thể nào lường trước được!

Tuy nhiên, ta phải biết phân biệt người tốt và người xấu.

Đặt vấn đề mình là người tốt : biết đi chùa, biết lễ Phật, biết làm phước, tin nhân quả, … gặp người chồng cũng là người tốt, thì hợp nhau, bởi vì cái tốt là chân lý, mà chân lý là một, nên nếu hai vợ chồng là người tốt, thì sẽ có nhiều điểm giống nhau. Tuy có một vài sở thích khác nhau, như mình thích đọc thơ, ổng thì thích đọc truyện, mình thích Đan Trường , ổng mê Phương Thanh ,… sở thích có thể khác nhau, nhưng những điểm chung căn bản thì phải giống nhau.

Mình có lòng thương người, ổng cũng vậy, vì cái tốt phải giống nhau. Mình có hiếu với cha mẹ mình, thương quý cha mẹ chồng, thì chồng cũng vậy, cũng phải có hiếu với cha mẹ và biết thương quý cha mẹ vợ. Những điểm giống nhau như vậy làm cho cuộc sống dễ chịu, cuộc hôn nhân như vậy làm cho mình hạnh phúc.

Trừ những lúc đau khổ do bất trắc thuộc về hoàn cảnh như rơi vào cảnh nghèo túng một thời gian, hay con cái đau bệnh mà không có tiền,… dù khổ về hoàn cảnh nhưng trong lòng thương quý, tin cậy nhau giữa hai vợ chồng thì vẫn có hạnh phúc, là nơi nương tựa tâm hồn của nhau, dù trong sóng gió vợ chồng vẫn dắt dìu nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Có một ông già sống cả đời không lấy vợ. Hỏi vì sao, ông bảo “sợ cảnh vợ đẻ, con đau, nhà hết gạo”, sợ những hoàn cảnh bất trắc của hôn nhân mà không lấy vợ, để đến già vẫn cô độc một mình. Nhưng nếu trong cuộc hôn nhân hai vợ chồng cùng tốt, mà do một nghiệp xưa nào đó phải đi qua khó khăn thì nhờ niềm tin, tình yêu với nhau, họ sẽ vượt qua mà không đau khổ.

Như một bài hát “anh hứa đưa em về nơi chân trời tím, gom hết mây hai đứa xây lâu đài yêu” . Đúng là tưởng tượng trên cung trăng , nhưng thực tế cuộc sống thì cơm áo gạo tiền phức tạp vô cùng.

Nói yêu thì yêu , nhưng hết gạo thì … yêu hết nổi . Bởi vậy yêu thì yêu, nhưng cũng phải … có gạo mới yêu nổi. Nhưng khi yêu thì người ta quên mất chuyện đó. Tóm lại, tốt cũng là một tiêu chuẩn lựa chọn.

Còn hai người đều xấu thì sao ? Một người vợ ích kỷ, tham lam, ganh ghét, gian dối,… Một ông chồng nhậu, quậy, lăng nhăng, bồ bịch tùm lum, .. thì hai người sống với nhau như thế nào? Lạ một điều là tốt thì giống nhau, còn xấu thì không giống nhau, mà làm khổ nhau.

Mình thích đánh bài tứ sắc, chơi đề; ổng thì thích đi nhậu. Khi “sung” lên mình thích chửi bới, ổng thì thích đánh,… Xấu thì không có điểm chung, chỉ làm khổ nhau. Gia đình như thế không ai dám bén mảng tới lui thăm viếng.

Đặt trường hợp gia đình có một người xấu, một người tốt. Chuyện gì sẽ xảy ra?

Đổ vỡ. Mình đã ráng lựa, nhưng lại chọn nhầm, về sống với nhau mới biết đó là người không tốt. Hôn nhân sẽ cực kỳ mâu thuẫn. Sự khác biệt về đạo đức sẽ làm cho ta khổ tâm day dứt.

Sự chênh lệch tài năng cũng là một điều cần suy xét. Hai người cùng giỏi, thì thật lý tưởng . Hai người cùng dở, chắc là nghèo cả đời . Còn một người chồng quá giỏi, một người vợ quá dở thế nào cũng bị chồng coi thường. Cứ tiếp tục xem thường một thời gian thì tình thương cũng mất.

Có chuyện một người vợ quá khờ, nhà làm ăn buôn bán mà thối tiền cũng không biết, người chồng phải gánh vác hết tất cả mọi việc, chịu không nổi phải thốt lên: “Thôi thôi em ơi, em ngu vừa vừa thôi, chừa cho hàng xóm người ta ngu với!”. Người chồng cũng khá nhã nhặn, không quá thô lỗ, nhưng cứ như vậy thì tình yêu dành cho người vợ cũng mất dần.

Tình thương yêu chỉ có khi mà còn có lòng kính trọng . Nhìn lại, ta cũng chỉ thương người nào mà mình có lòng kính trọng, nể phục. Chứ một người không tài không năng, không bản lĩnh thì làm sao mà thương yêu cho nổi ? Như vậy, chọn người hôn phối cũng nên chọn sao cho tài năng hai người tương đối ngang nhau mới dễ sống. Vợ chồng nể nang nhau vì tài năng, tình yêu mới lâu bền. Vì vậy mà bản thân ta cũng phải biết rèn luyện, trau dồi bản lĩnh trong cuộc sống, có nghề nghiệp vững chắc, thì hôn nhân mới hạnh phúc.

Tương tự, nếu một đôi đũa lệch: người vợ quá giỏi, người chồng quá dở thì đổ vỡ cũng khó tránh. Chịu đựng đến một lúc nào đó không được nữa, phải bỏ nhau. Khinh thường nhau rồi, không thương nhau được nữa. Không thương nhau, thì sẽ phải chia xa.

Ngoài đạo đức, tài năng, còn phải biết chọn người có phước tương đồng với mình mới có thể ăn đời ở kiếp. Phước mà không tương xứng với nhau, cũng sẽ chia tay. Đã là vợ chồng, thì giàu cùng hưởng, nghèo cùng chịu, nên phước phải tương xứng mới có thể sống đời với nhau. Mặc dù mình không biết tương lai mình như thế nào, giàu hay nghèo, nhưng mình vẫn có thể đoán được.

Nếu có phước, trong cuộc sống mình sẽ dễ có những may mắn nho nhỏ, mà gặp một người quá chật vật, đụng đâu hư đó, thì đừng ! Phước quá chênh lệch sẽ không sống với nhau lâu, dễ đổ vỡ. Nếu hai vợ chồng cùng ít phước, thì phải chịu cảnh nghèo, cảnh khổ.Tuy nhiên, phước không đánh giá trong một giai đoạn, mà qua nhiều thời kỳ. Biết đâu buổi đầu nghèo, nhưng về sau lại giàu . Khi mới lấy nhau thì còn nghèo khó, nhưng về sau hai vợ chồng làm nên.

Một điều nữa là chọn vợ chọn chồng cũng nên bình thản, từ từ mà chọn lựa, đừng nên sốt ruột quá. Có những miền quê, dù đã lớn tuổi, chưa có chồng người ta vẫn tỉnh bơ mà sống . Nhưng lại có những miền quê người ta rất sợ mang tiếng “bị ế” . Tới một tuổi nào đó mà chưa có chồng, họ cảm thấy như “xấu hổ” . Vì vậy mà họ khổ, do tới tuổi rồi, không có ai vừa ý nhưng bị buộc phải chọn . Do chọn lựa không ưng ý, về sống với nhau khổ sở mà phải chịu.

Hiểu đạo Phật rồi, ta hãy sống như miền quê không sợ ế, “tỉnh queo” khi tuổi đã lớn mà vẫn chưa tìm được người thích hợp . Không có chồng thì ở vậy … nuôi heo , hay ở vậy đi tu . Nhất là đệ tử Phật, không cần thiết phải lấy chồng. Vì vậy đừng sốt ruột hối ba mẹ mình , cứ bình thản mà chọn người thích hợp.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong hôn nhân nữa là tín ngưỡng. Hai vợ chồng khác đạo, rất khó sống với nhau.

Trước hết, phải hiểu rõ Đạo là gì? Đạo là cách để sống trong cuộc đời. Đạo không phải là cái gì ở ngoài cuộc đời. Chúng ta không tìm Đạo trên mây cao, trên đỉnh núi xa, trong rừng vắng. Chúng ta phải sống giữa cuộc đời, sống cho đúng, cho tốt. Đó là Đạo.

Gặp một người nghèo khổ, ta cảm thấy thương. Lòng thương đó là ta đang ứng dụng đạo trong cuộc sống.

Khi ba mẹ rầy la, ta chịu đựng không giận. Cái chịu đựng không giận đó là đạo lý sống trong cuộc đời.

Khi có một người đến hẹn hò, rủ đi chơi tối, mình biết xin phép ba mẹ. Cái biết kiềm chế, không dễ lạc lòng, giữ cứng được lòng mình, chính là Đạo trong cuộc sống.

Mỗi tôn giáo có bề cạn, bề sâu khác nhau. Đây là một điều cần cân nhắc kỹ.

Trở lại, một người chồng tốt phải biết thương vợ . Có thương thì mới theo đuổi, mới cưới nhưng quan trọng là tình thương đó lâu hay mau.

Buổi đầu thương nhớ, nói đủ điều, đến nỗi ngồi nói chuyện, cô gái làm rơi chiếc khăn tay, anh chàng lật đật cúi nhặt, phủi bụi, mang đi giặt xà bông thơm,… làm cô gái cảm động mà ưng thuận . Cưới nhau về rồi, bà vợ té “cái ạch” trước mắt, ông chồng dòm cái rồi đi luôn, không thèm đỡ. .

Do vậy bổn phận của người chồng là phải thương vợ, mà phải thương lâu dài, thương sâu sắc . Cái khó của đàn ông cũng là ở chỗ đó. Họ thường khô khan hời hợt, trong khi phụ nữ lại sống tình cảm, dễ mủi lòng, hay khóc. Vì thế mà đàn ông cần bổ sung ở điểm này.

Thương lâu? Họ phải nhìn lại lòng mình: trước khi cưới phải thương, sau khi cưới phải giữ tình thương, sống với nhau 5 năm, 10 năm,… vẫn phải giữ tình thương đó, dù lúc này tình thương chỉ còn vun đắp bằng lý trí, bằng cái nghĩa. Lúc đó thương bằng suy nghĩ, không còn thương bằng cảm tính nữa. “Lúc đầu gặp em tinh tú quay cuồng – Lòng đang giá băng bỗng ngập tràn muôn tia nắng”, thương bằng cảm tính là thế đó.

Khi lấy nhau rồi cảm tính từ từ hết, người đàn ông phải biết thương bằng suy nghĩ, phải nghĩ thế này : Đây là người đã trao cho mình cả cuộc đời, đã bỏ cha bỏ mẹ đi theo mình, đã sinh cho mình những đứa con để nối tiếp dòng họ của mình, đã cực khổ với mình, đã chia sẻ với mình khi mình còn khó khăn lận đận .... Người chồng phải biết suy nghĩ như thế, vì lúc đó cảm tính đã hết, tình yêu đã hết rồi. Đây là bổn phận của người chồng. Khi tuổi đời càng lớn càng phải biết suy nghĩ về những điều đó để thương vợ.

Còn thương sâu sắc? Phải biết để ý từng chi tiết nhỏ nhỏ để làm vợ mình vui. Nhìn nét mặt người vợ thấy có gì không vui phải biết tìm nguyên nhân xem vì bệnh hay có điều gì làm vợ mình buồn. “Anh có lỡ nói điều gì làm cho em buồn chăng?” hay “Hôm nay em có mệt gì chăng?”… chứ không phải lúc rớt khăn thì lượm, sau thấy vợ té cái ạch, chỉ dòm dòm rồi đi thẳng.

Rồi những khi vợ nấu cơm bưng lên, dù hôm ấy vợ nấu ăn không ngon, nhưng người chồng phải hiểu công lao cực khổ của người vợ, vất vả vì mình. Vợ hỏi: “Hôm nay anh ăn cơm ngon không?” thì cũng trả lời: “Nấu ngon hơn bà nội anh nấu hồi đó?” Hỏi: “Bà nội anh nấu ăn thế nào?” “Hồi đó mỗi lần bà nội nấu cơm, anh toàn trốn ra ngoài ăn phở. Giờ em nấu ăn ngon hơn một chút”…. (chồng như vậy biết kiếm tìm ở đâu nhỉ? )

Ngoài ra, cách cư xử với nhau trong cuộc sống cũng cực kỳ phức tạp. Rồi bổn phận với họ hàng cha mẹ hai bên… Lỡ làm dâu mà nhà chồng không thương, mẹ chồng, em chồng thay nhau nói xấu,… Bao nhiêu điều phải học trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

Rồi những khi khổ cực, thái độ mình phải sống như thế nào đối với vợ mình, chồng mình. Người ta hay nói: “Giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Có những lúc khổ cực quá chịu không nổi, thấy có người khác mình liền đi theo, hoặc có khi vừa giàu thì mình bỏ người kia,… Đó là không “đồng cam cộng khổ”.

Đây là vấn đề đạo đức, khi cực khổ mình phải biết an ủi, dắt dìu nhau vượt qua, và cùng nhau làm phước. Không có gì quý bằng lúc nghèo mà làm phước. Giàu mà làm phước thì thường, phước không lớn. Nghèo mà biết làm phước, phước mới nhiều. Vừa làm phước, vừa vượt qua khó khăn, tình nghĩa vợ chồng thêm đẹp.

Rồi những lúc sang giàu, phải đối xử với nhau, với họ hàng thế nào, làm những việc công đức gì, cũng cần phải học.

Một vấn đề tế nhị khó nói mà không ai dám nói là đạo đức về tình dục. Cuộc sống vợ chồng trong đó buộc phải có quan hệ tình dục. Cha mẹ không nói, con cái không biết. Sách vở thì nói tùm lum, bậy bạ, tào lao. Trong quan hệ vợ chồng có cái gọi là ứng xử đạo đức của tình dục. Đây là vấn đề cực kỳ tế nhị, phải được trang bị kỹ trước khi bước vào hôn nhân.

Vấn đề lớn nữa là nuôi dạy con cái. Cha mẹ thương con, nhưng phải biết dùng lý trí. Không được thương con rồi nuông chiều. Đa phần chúng ta thương con rồi nuông chiều con. Người cha có thể cứng rắn dạy con, nhưng người mẹ khi nghe con khóc thì lại không chịu được. Người ta nói: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” là vậy. Do đó mình phải biết thương con, và dạy con cho đúng. (Sẽ trình bày riêng ở một bài khác).

Một vấn đề thường gặp trong đời sống hôn nhân là lòng chung thủy. Chúng ta thường phải đối diện với vấn đề lớn là sự thiếu chung thủy của người hôn phối làm cho hạnh phúc, hôn nhân tan vỡ. Phụ nữ thường chung thủy hơn đàn ông, vì đàn ông dễ lạc lòng, sa ngã.

Lý do nào người ta không chung thủy lâu dài với nhau?

Thứ nhất, lòng thương yêu không đủ sâu đậm. Thương hời hời hợt hợt, một thời gian thì cưới. Sau đó gặp một người khác, thấy thương hơn, yêu hơn. Thế là lòng thương yêu với người cũ hết. Bị thay đổi. Đó là thực tế. Do vậy ngay từ buổi đầu phải chọn lựa người cho kỹ để đặt tình thương yêu sâu đậm.

Lý do thứ hai là một trong hai người bị đánh mất nhân cách dần dần, nên đánh mất lòng kính trọng của người kia.

Một bà vợ suốt ngày đi “tám” chuyện hàng xóm, có bao nhiêu tiền thì đem đi đánh đề, đánh bài tứ sắc, thì dù ngày xưa người chồng thương yêu lắm, nhưng nói mãi mà không được, thì ông chồng sẽ không còn thương yêu nữa. Mà khi không còn thương nữa, thì có thể ông sẽ đi thương người khác.

Hay người chồng bỗng trở nên nhậu nhẹt, chơi bời, đánh mất tư cách thì người vợ sẽ không còn thương yêu nữa. Có khi người vợ đi tìm người thương khác. Chung thủy mất dần.

Lý do nữa để mất lòng chung thủy là một trong hai người mắc bệnh đa tình, dễ lạc lòng. Mình có chồng rồi, mà gặp người khác đẹp trai, khéo ăn nói, thế là bị lạc lòng, thương người đó. Đây cũng là một cái nghiệp trong tâm. Nếu lỡ mắc phải bệnh này thì nên lạy Phật sám hối cho nhiều để hết nghiệp đa tình.

Một nguyên nhân nữa là một trong hai người có duyên tình ái với nhiều người trong kiếp xưa, bây giờ lần lượt gặp lại. Ví như người chồng ngày xưa làm vua, làm quan gì đó, mà thời xưa thì “năm thê bảy thiếp”, nên kiếp này gặp lại những người vợ cũ. Gặp lại người cũ thì cũng thương nhau, không nỡ bỏ. Đây là nguyên nhân của sự mất chung thủy mà rất khó trách, vì ngày xưa, ông thương người đó thật lòng, và luật lệ, tập quán ngày xưa cho phép. Và do đối xử tốt với nhau, thương nhau thật lòng nên gặp lại. Gặp nhau rồi, trong lòng ông tự nhiên xuất hiện tình thương trở lại, của duyên xưa, chứ không do sa ngã, truỵ lạc. Đây là trường hợp rất khó xử, và hôn nhân dễ dàng đổ vỡ.

Để tránh những điều đó, hai vợ chồng phải thường xuyên cùng nhau lạy Phật sám hối để cầu nguyện giữ được lòng chung thủy. Chung thủy với một người cũng là một bước gần đến chỗ vượt qua ái dục. Nếu mình còn lạc lòng nhiều thì gom hết lại để chung thủy với một người, rồi từ người đó mà dập tắt luôn ái dục, trải lòng thương yêu tất cả chúng sinh.

Từ bây giờ, ta hãy tránh những tiểu thuyết xây dựng nhân vật đa tình, nhất là chuyện điệp viên. Điệp viên 007, đi đến đâu là bồ đến đó. Những bộ phim, những câu chuyện truỵ lạc sẽ giết lần mòn đạo đức, tâm hồn mình, khiến con người không còn chung thủy nữa. Do đó ta phải biết phê phán những thứ văn hóa làm tấm gương xấu về sự lăng nhăng, không chung thủy.

Một điều cũng thường gặp trong hôn nhân là những tình cảm mới phát sinh. Người vợ đi làm gặp đồng nghiệp, xuất hiện tình cảm. Hay người chồng đi làm trên đường gặp một người mến mình, thế là một tình cảm mới phát sinh. Do đó phải biết dập tắt ngay từ đầu, ngay từ mầm mống. Biết lạy Phật thì mới vượt qua được những tình cảm như vậy. Điều này trong cuộc đời ta hay bị.

Một điều nữa là vợ chồng sống với nhau phải biết bày tỏ tình cảm với nhau. Đừng nên hời hợt. Đừng nghĩ rằng sống với nhau lâu rồi, hơi đâu mà màu mè. Đừng nghĩ vậy. Phải biết “màu mè” với nhau. Chồng mua ít hoa tặng vợ. Vợ lâu lâu tặng chồng một món quà nhỏ. Chăm sóc, để ý, hỏi han nhau để vun đắp thêm tình thương yêu dành cho nhau, để giữ lòng chung thủy.

Tuy nhiên cũng có trường hợp là định mệnh quy định hôn nhân sẽ tan vỡ. Là số phận an bài, hay nghiệp xưa phải trả. Đến một lúc nào đó hôn nhân đổ vỡ không tránh được. Đó là duyên số.

Cũng có khi là sóng gió trong hôn nhân mà phải tập độ lượng để vượt qua. Một lúc nào đó bỗng nhiên bạn đời của mình bị lạc lòng với người khác, cũng đừng vì vậy mà đánh vỡ hôn nhân. Có khi mình chịu đựng một chút, xây dựng lại, thì qua lúc sóng gió là hết, gia đình đầm ấm trở lại.

Có một nhà tư tưởng Châu Âu đã nói: “Yêu nhau không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng”. Thông thường ban đầu khi mới yêu nhau, người ta chỉ muốn dành hết cuộc sống này cho nhau: “Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím – Mơ chúng ta in bóng trên lưng trời xa – Xin không thiếu trăng vàng trên tóc em…” Bao nhiêu điều thơ mộng người ta dệt nên, như trong cuộc sống này chỉ còn có hai người. Nhưng thực tế cuộc sống không phải vậy. Đó là một điều đau khổ, vì tình thương yêu ích kỷ chắc chắn sẽ đưa tới đau khổ. Vì vậy khi đến với nhau thì do duyên số, thương yêu tha thiết, nhưng phải biết “cùng nhìn về một hướng”, nghĩa là biết đem lý tưởng xây dựng điều tốt đẹp cho đời, làm lợi cho chúng sinh, tạo nên công đức lớn trong cuộc đời, hạnh phúc sẽ ngày càng lớn. Còn thứ tình yêu ích kỷ, chỉ biết “nhìn nhau”, một ngày nào đó sẽ quay lại mà “cào cấu” nhau. “Thương nhau lắm, cắn nhau đau” là vậy.

Hiện nay, tình yêu đang được đề cao quá mức. Những quyển tiểu thuyết, những bộ phim, những bản nhạc ướt đẫm tình yêu. Đó là một sự yếu kém trong giáo dục. Tình yêu không phải là tất cả. Có những thứ tình cảm cao đẹp khác tốt hơn: yêu quê hương đất nước, yêu cha mẹ, yêu cây cỏ, yêu thiên nhiên, yêu con người...

Tình yêu là tạm bợ, mong manh như khói, như sương. Tình yêu không bền vững, dù lúc đầu nó dữ dội như gió bão “không có anh em chết cả một đời”, nhưng không phải, xa rồi thấy tỉnh bơ, còn nhẹ cả bụng. Nhưng lúc đầu mình tưởng là như vậy. Lấy nhau rồi thì chỉ còn bổn phận, còn cái nghĩa. Vì vậy ban đầu khi tình yêu mới chớm, ta phải biết xây dựng một tình thương, một cái nghĩa tiếp theo sau, chứ thật sự tình yêu chỉ sau một thời gian ngắn ngủi là nhạt nhòa, là mất, không còn. Chỉ có cái nghĩa, cái lý trí là lâu dài. Lấy nhau lúc còn khổ cực, cái nghĩa lớn. Thương nhau, đỡ đần nhau, cái nghĩa nặng. Còn lấy nhau trong giàu sang, cái nghĩa ít. Hời hợt, không lo gì được cho nhau, cái nghĩa cạn. Cho nên tình yêu là tạm bợ, cái nghĩa mới là lâu dài, còn lòng từ bi mới là vĩnh cửu.


Nguồn: Phong thuỷ tâm linh


 Tối nay sang nhà thầy dạy đàn Violin, người thầy lớn tuổi nhất mà mình từng biết...Tối gọi đt bảo thầy có ở nhà ko, con sang thầy chơi, thầy mừng lắm, ở nhà ngóng cái đứa lười học này sang chơi...Vợ chồng thầy nghèo, mình cũng chẳng có gì, sang chuyện trò, mang ít quà Trung Thu để thầy bớt hiu quạnh trong cái đêm ấy. Ngoài kia, người người đi xem sư tử, còn thầy thì mưu sinh bằng tiếng đàn, tiếng đàn mà cả HP này chắc chẳng ai có thể quên được...Thầy cảm động vì cứ lần nào hết gạo là bếp cơm chay của chú Thiện Nhất lại gửi gạo sang cho thầy... 



    Sau đó, khi trời cũng trở về khuya hơn 1 chút, chính xác là tầm 10h đêm, mình cùng chú Béo và một vài các bạn thanh niên cùng nhau đi tặng bánh bao chay cho những người nghèo, người đi làm đêm, vô gia cư dọc các tuyến phố...
   Công đoạn làm bánh bao bắt đầu từ chiều...Từ khâu làm nhân chay, rồi nhào bột thật kĩ, rồi nặn bánh, hấp bánh...Chứng kiến những công đoạn ấy mới thấy để làm một cái bánh bao ngon, cần biết bao công sức, cần biết bao sự khéo léo, tỉ mỉ...


    Đi qua khắp nẻo đường, gặp những người công nhân vệ sinh, gặp những cụ già còn cầm nặng một bịch báo, rồi đến những người tìm gầm cầu là giường, mới thấy cuộc sống của mình sao đủ đầy đến thế...

   Ấn tượng nhất là một cô lao công trong hình, dù công việc thật vất vả, nhưng khi các bạn đem tặng cô chiếc bánh bao chay, mặt cô rạng ngời:
- Ôi may quá, đêm nay ko đói rồi, hôm nay thật là may...
- Cô ơi, cô dùng bánh bao luôn đi cho ấm lòng nhé, đây là bánh bao nhân chay đó cô, cô ăn nhớ niệm Phật nhé, A Di Đà Phật nhé rồi hãng ăn.
- Ừ ừ, cô nhớ rồi, phải niệm Phật thì ăn mới ngon. Cám ơn các bạn nhé, cô cám ơn nhiều nhé. 
- Vâng ạ, chúc cô ngon miệng cô nhé. Thế cô đã được nghỉ chưa ạ?
- Chưa. Cô còn 2 xe nữa (ý nói xe rác) mới đc về cơ...


     Nghe đến đấy thấy nghẹn lòng quá, vậy mà trên mặt cô ấy rạng ngời lắm, các bạn ai cũng ấn tượng với nụ cười ấy, nó giòn tan, vô tư và khiến người khác thấy ấm lòng...

    Chợt nghĩ lại bản thân, thấy cs của mình tốt quá, dư đủ quá vậy mà ngoài kia, biết bao cảnh đời bất hạnh, họ đang âm thầm cống hiến cho cuộc đời, họ đang âm thầm mưu sinh trong đêm tối, bỗng thấy lặng người...

    Cái bánh bao chay nhỏ lắm, nhân được làm từ những rau củ quả tự nhiên, nhưng cũng hy vọng rằng các cô bác khi nhận được tâm sẽ theo đó mà an lạc, hoan hỷ...
Sau đêm hqua mà thấy lòng nhiều suy nghĩ và trăn trở quá...Tự hỏi lòng mình, bao giờ những mảnh tối của cuộc đời kia mới hết khổ? Bỗng thấy cần sống có trách nhiệm với bản thân hơn nữa, và càng ko nên có tư tưởng trì trệ, xa xỉ trong từng bữa ăn, chứ đừng nói là vui chơi, giải trí...

Ad: Hạnh Liên

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

TÌM HIỂU VỀ LUẬT NHÂN QUẢ

Posted by Unknown 10:15



I.- ĐỊNH NGHĨA

1.- Luật:
Có người cho rằng đã gọi là luật thì tất phải có một đấng thiêng liêng nào, người nào, hay xã hội đặt ra. Quan niệm này có nghĩa hẹp hòi và nông cạn. Luật ở đây là luật thiên nhiên, luật tự nhiên, nó bao trùm cả vũ trụ, vạn vật, chớ không nằm trong phạm vi của loài người, hay trong một xã hội nào. Người ta có thể khám phá ra luật ấy, chứ không thể đặt ra luật ấy được. Đức Phật, mặc dù là một đấng giác ngộ, cũng không đặt ra luật ấy, ngài chỉ là người đã dùng trí huệ sáng suốt của mình, để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái luật nhân quả đang điều hành trong vũ trụ mà thôi.

2.- Nhân quả:
Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là cái hạt, quả là cái trái do hạt ấy phát sinh. Nhân là năng lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, có tương quan mật thiết với nhau và chi phối tất cả mọi sự mọi vật.

II.- NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA LUẬT NHÂN QUẢ

1.- Nhân quả là một định luật nằm trong lý nhân duyên:
Nhân quả là một định luật, mới ngó thì rất giản dị, nhưng nếu càng đi sâu vào sự vật để nghiên cứu thì lại càng thấy phức tạp, khó khăn. Trong vũ trụ mọi sự vật không phải đơn thuần tách rời từng món, mà có liên quan mật thiết với nhau, xoắn lấy nhau, đan lấy nhau ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản nhau, thừa tiếp nhau. Để nói đúng trạng thái chằng chịt giữa sự vật, đạo Phật thường dùng danh từ "Nhân duyên", nghĩa là mọi sự, mọi vật có ra là nhờ duyên với nhau, nương vào nhau, hay tương phản nhau mà thành, chứ không có một cái nào đứng biệt lập được. Trong sự phức tạp của sự vật ấy, tìm ra được cái nhân chánh của quả, hay cái quả chính của nhân, không phải là việc dễ. Do đó mà nhiều người không quen suy nghĩ tìm tòi sâu xa, sanh ra nghi ngờ thuyết "Nhân quả". Thí dụ: hạt lúa có thể làm nhân cho những chẹn lúa vàng là quả trong mùa gặt sau, nếu người ta đem gieo nó xuống đất; nhưng nó cũng có thể làm cho người ta no bụng, biến thành máu thành thịt trong cơ thể và thành phân bón cho cây cỏ, nếu chúng ta đem nấu nó để mà ăn. Như thế một nhân chính có thể thành ra quả này hay quả khác, nếu những nhân phụ khác nhau: muốn hạt lúa ở mùa này thành chẹn luá ở mùa sau, thì phải có đất, có nước, có ánh sáng, có không khí, có thời gian, có nhân công; muốn nó thành máu huyết thì phải nấu, phải ăn, phải có bộ máy tiêu hóa. Cho nên, khi nói nhân quả là tách riêng sự vật ra khỏi cái chung cùng toàn thể của vũ trụ, lấy một khía cạnh nào đó, để dễ quan sát, nghiên cứu, chứ muốn nói cho đúng thì phải dùng hai chữ "Nhân Duyên". Cũng như một nhà khoa học, khi muốn nghiên cứu một bộ phận nào trong cơ thể, khu biệt, cắt xén bộ phận ấy ra khỏi cơ thể, để nghiên cứu cho dễ, chứ thật ra bộ phận ấy không phái biệt lập, mà trái lại có liên quan mật thiết đến toàn cả cơ thể.

2.- Một nhân không thể sinh ra quả:
Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên, sự vật trong vũ trụ này đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một nhân nào có thề tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Nói rằng hạt lúa sinh ra cây lúa, là nói một cách giản đị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sinh ra gì được cả; nếu để nó một mình giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất, nước, nhân công.

Cho nên, khi nghe ai tuyên bố rằng mọi vật do một nhân sinh ra, hay một nhân có thể sinh ra vạn vật; ta có thể chắc chắn rằng người ấy nói sai.

3.- Nhân thế nào thì quả thế ấy:
Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ương hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trong cam mà lại thấy đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. Nói một cách khác nhân với quả bao giờ cũng đồng một loại với nhau. Hễ nhân đổi thì quả cũng đổi. Nếu nhân đổi ít thì quả cũng đổi ít, nếu nhân đổi nhiều thì quả cũng đổi nhiều.

Quả còn tùy thuộc ở những duyên phụ, mà trong đạo Phật gọi là tăng thượng duyên hay trợ duyên. Thí dụ: Hạt lúa là nhân; đất, nước, không khí, ánh sáng, nhân công, là trợ duyên. Nếu trồng lúa mà thiếu nước thì hạt lúa bị lép. Khi chúng ta muốn có những trái cam thật to, chúng ta hãy ghép cái mụt cây cam vào gốc cây bưởi. Vậy cái kết quả tốt đẹp là những trái cam to lớn, nhiều nước ấy, không phải chỉ do cái mụt cam, mà còn do gốc bưởi nữa. Cho nên khi chúng ta muốn có cái kết quả như thế nào đó, thì phải hội cho đủ điểu kiện, nghĩa là cho đủ nhân duyên, thì kết quả mới được như ý ta mong muốn. Có nhiều người muốn được kết quả như thế này, nhưng lại không hội đủ nhân duyên như thế ấy, nên kết quả đã sai khác với ý mong muốn của mình, và do đó, họ đâm ra nghi ngờ sự đúng đắn của luật "Nhân quả".

4.- Trong nhân có quả, trong quả có nhân:
Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vị lai; cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Một sự vật mà ta gọi là nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Một vật đều có nhân và quả: đối với quá khứ thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và quả đắp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy, mà trong một hoàn cảnh nào, người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương lai của một sự vật hay một người. Trong kinh thường nói: "Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị; yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị" (muốn biết cái nhân đời trước, thì cứ xem quả đời nay đương thọ; muốn biết cái quả về sau thế nào thì cứ xét cái nhân đang tác động trong hiện tại). Cũng như thấy trong kho lẫm, năm nay có chứa lúa (quả) thì biết năm vừa qua có làm ruộng (nhân). Còn muốn biết sang năm trong lẫm có lúa không (quả) thì cứ xem năm nay có làm ruộng hay không (nhân) (trừ trường hợp bỏ tiền ra mua lúa non, thì không kể).

5.- Sự phát triển mau và chậm từ nhân đến quả:

Sự biến chuyền từ nhân đến quả có khi mau khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng đều.
Có những nhân và quả xảy ra kế tiếp nhau, theo liền nhau, nhân vừa phát khởi thì quả đã xuất hiện. Như khi ta vừa đánh xuống mặt trống (nhân) thì tiếng trống liền phát ra (quả), hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng lên.

Có khi nhân đã gây rồi, nhưng phải đợi một thời gian, quả mới hình thành, như từ khi gieo hạt giống cho đến lúc gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn tháng.

Có khi từ nhân đến quả cách nhau từng chục năm, như đứa bé mới cắp sách đi học cho đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là mười năm.

Có khi cần đến một vài trăm năm, hay nhiều hơn nữa, quả mới xuất hiện, chẳng hạn như từ ý niệm giành độc lập của một quốc gia đến khi thực hiện được nền độc lập ấy, cần phải trải qua bao thế kỷ.

Vì lý do mau chậm trong sự phát hiện của các quả, chúng ta không nên nóng nảy hấp tấp mà cho rằng cái luật nhân quả khônghoàn toàn đúng, khi thấy có những cái nhân chưa phát sinh ra quả.

III.- PHÂN TÍCH HÀNH TƯỚNG CỦA NHÂN QUẢ TRONG THỰC TẾ

Như các đoạn trên đã nói, nhân quả chi phối tất cà vũ trụ vạn hữu, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, thoát ra ngoài luật nhân quả được.
Đến đây, để có một quan niệm rõ ràng về luật nhân quả, chúng ta hãy tuần tự phân tách hành tướng của nhân quả trong các chủng loại nằm trong vũ trụ:

1.- Nhân quả trong những vật vô tri vô giác:
Nước bi lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị lạnh thì đông lại. Nắng lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.

2.- Nhân quả trong các loài thực vật:
Hạt cam thì sanh cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh cây ớt, cây ớt thì sanh trái ớt. Nói một cách tống quát: giống ngọt thì sanh quả ngọt, giống chua thì sanh quả chua, giống đắng thì sanh quả đắng, giống nào thì sanh quả ấy.

3.- Nhân quả trong các loài động vật:

Loài chim sanh trứng; nếu ta gọi trứng là nhân, khi ấp nó thành con là quả; con chim ấy trở lại làm nhân, sanh ra trứng là quả.
Loài thú sanh con, con ấy là quả. Con thú lớn lên trở lại làm nhân, sanh ra con là quả.

4.- Nhân quả nơi con người:
a.  Về phương diện vật chất: Thân tứ đại là do hấp thụ khí huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả và cứ tiếp nối vậy mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân không bao giờ dứt.
b.  Về phương diện tinh thần: Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống tinh thần trong hiện tại; tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình, nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sồng này làm nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.
Phương diện tinh thần này, hay nói theo danh từ nhà Phật, phương diện nội tâm, là phần quan trọng. Vậy chúng ta phải đặc biệt chú ý đến hành tướng của nó.

5.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt:
•    Tham: Thấy tiền của người nổi lòng tham lam, sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc chém giết, phải mang tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn đau khố là quả.
•    Sân: Người quá nóng giận đánh đập vợ con phá hạị nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận, đau đớn nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị phải chịu nhiều điều khổ cực, là quả.
•    Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa tường không còn biết sự hay dở, phải trái, đó là nhân. Làm cho gia đình lủng củng, thân thể suy nhược, trí tuệ u ám, là quả.
•    Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc này đến việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo đó là nhân. Kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng, đó là quả.
•    Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả.
•    Nghiện rượu trà: Chung nhau tiền bạc ăn nhậu cho thỏa thuê là nhân, đến lúc say sưa, chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngã, nhiều khi rầy rà chém giết nhau, làm nhiều điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả.
•    Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết, nhà tan, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, là quả.
6.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt:
Như trên chúng ta đã thấy, những tư tưởng hành vi xấu xa, tạo cho con người những hậu quả đen tối, nhục nhã, khổ đau như thế nào, thì những tư tưởng và hành vi đẹp đẽ tạo cho con người những hậu quả sáng lạn, vinh quang và an vui cũng như thế ấy.

Người không có tánh tham lam, bỏn xẻn thì tất không bị tiền của trói buộc, tất được thảnh thơi. Người không nóng giận, tất được sống trong cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm; người không si mê theo sắc dục, tất được gia đình kính nể, vợ con quí chuộng, trí tuệ sáng suốt, thân thể tráng kiện; người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy và dễ thành tựu trong đường đời; người không kiêu ngạo thì được bạn bè quí chuộng, niềm nỡ tiếp đón, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp tai biến. Người không rượu chè, cờ bạc thì không đến nỗi túng thiếu, bà con quen biết kính nể yêu vì... Những điều trên này, tưởng không cần phải nói nhiều, quí độc giả cũng thừa biết. Hằng ngày, quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy diễn ra không ngớt. Mở một tờ báo hằng ngày ra, chúng ta thấy ngay những bài học nhân quả: trước vành móng ngựa kẻ này bị hai năm tù vì tội ăn trộm; kẻ kia giết người cướp của bị lên máy chém; kẻ nọ say mê cờ bạc thụt két bị tịch biên gia sản; cô kia ngoại tình bị chồng chém v.v...

Nói một cách tổng quát, về phương diện vật chất cũng như tinh thần, người ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Người Pháp có câu: "Mỗi người là con đẻ của công nghiệp mình" (chacun est le fils de son oeuvre).

IV.- LỢI ÍCH DO SỰ HIỂU BIẾT LUẬT NHÂN QUẢ ĐEM LẠI CHO CHÚNG TA

Khi chúng ta đã biết rõ luật Nhân quả, nhưng nếu chúng ta không đem nó ra ứng dụng trong đời sống của chúng ta, thì sự hiểu biết ấy trở thành vô ích. Cho nên chúng ta đã hiểu rõ luật nhân quả thì phải cố gắng thật hành cho được bài học ấy trong mọi trường hợp. Nếu chúng ta biết đem luật nhân quả làm một phương châm hành động và suy luận, thì chúng ta sẽ thuộc lượm được rất nhiều lợi ích:

1.- Luật nhân quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền:
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì là mơ hồ, bí hiểm. Nó vén lên tất cả những cái màn đen tối, phĩnh phờ của mê tín, dị đoan đang bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn cái thuyết chủ trương vạn vật do một vị Thần sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài. Do đó, người hiểu rõ luật nhân quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, sẽ không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ, hoang mang.

2.- Luật nhân quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người:
Khi đã biết cuộc đời là do nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo, mà không tin tưởng ở mình thì còn tin tưởng ở ai nữa? Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng quí báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh, hăng hái làm điều tốt, vì những hành động tốt đẹp ấy, họ biết sẽ là những cái nhân quí báu đem lại những kết quả đẹp đẽ.

3.- Luật nhân quả làm cho chúng ta không chán nản, không trách móc:
Người hay chán nản, hay trách móc, là vì đã đặt sai lòng tin của mình, là vì đã có thói quen ỷ lại ở kẻ khác, là vì đã hướng ngoại. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi thất bại hay thành công, thì còn chán nản trách móc ai nữa? Đã biết mình là quan trọng như thế chỉ còn lo tự sửa mình, thôi gieo nhân xấu để khỏi phải gặt quả xấu, thôi tạo giống ác để khỏi mang quả ác.

V.- MỘT THÁI ĐỘ CẦN THIẾT TRONG KHI ÁP DỤNG LUẬT NHÂN QUẢ: NGHĨ ĐẾN QUẢ TRƯỚC KHI GÂY NHÂN

Chúng ta đã thấy rõ những ích lợi do sự hiểu biết luật nhân quả đem lại cho mỗi chúng ta. Đến đây chúng tôi muốn dành riêng một đoạn, để nhấn mạnh vào một điểm vô cùng quan trọng, mà nếu chúng ta biết triệt để khai thác trong khi áp dụng luật nhân quả, thì lợi ích sẽ vô cùng rộng lớn. Đó là trong mọi hành động của chúng ta, bao giờ cũng nên nghĩ đến quả, mà trồng nhân. Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày. Chứ những người sáng suốt làm việc có kế hoạch khôn ngoan, thì bao giờ cũng nhắm cái đích, rồi mới đi tới, hình dung rõ ràng cái quả rồi mới trồng nhân.

Câu chuyện sau đây có thể chứng minh một cách hùng hồn ý nghĩa nói trên:
Xưa có một vị hiền giả nêu ở giữa chợ một tấm bảng như sau:
"Ai chịu trả một ngàn lượng vàng,
Tôi sẽ bán cho một bài học".
Tấm bảng treo đã nhiều ngày mà không ai thèm hỏi đến. Một hôm, một vị vua, nhân đi dạo chơi ngang qua chợ, trông thấy, động tánh hiếu kỳ, mới đến chỗ hiền giả, lấy một ngàn lượng vàng, hỏi mua bài học ấy.
Sau khi nhận đủ số vàng, nhà hiền triết đưa bài học ra. Bài học vỏn vẹn chỉ có một câu giản dị như sau: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau:.

Các quan tùy tùng thấy vậy, xầm xì với nhau: "Nhà vua bị gạt! Một câu nói như thế, có hay ho gì đâu mà phải mua đến một ngàn lượng vàng?"
Trong lúc đó, nhà vua cũng phân vân, không hiểu bài học giản dị ấy, tại sao lại đắt giá đến thế?
Khi về cung, nhà vua cứ suy nghĩ mãi về câu nói ấy. Trong lúc ấy như mọi đêm khác, trong cung đều có mở yến tiệc linh đình, cung phi mỹ nữ ca hát suốt đêm, để nhà vua mặc tình vui chơi với tửu sắc. Nhưng hôm nay, vì bị bài học của nhà hiền triết ám ảnh, bắt vua suy nghĩ:
"Nếu ta say mê tửu sắc mãi như thế này, thì kết quả sẽ ra sao? Thân thể sẽ suy nhược tinh thần tiều tụy và mau chết, việc triều đình phế bỏ, rồi sẽ đi đến chỗ mất nước, dân chúng trở thành nô lệ cho ngoại bang, đời đời nhục nhã và khổ đau! ..."

Nhận thấy rõ cái kết quả xấu xa nghuy hiểm của tửu sắc như thế, vua liền truyền lịnh dẹp ngay yến tiệc, ca hát, và bd từ đó vua lo chỉnh đốn lại nước nhà, sửa sang binh bị...

Hai năm sau, một nước láng giềng đem binh đến cướp nước, nhà vua nhờ sớm giác ngộ, lo xây dựng cho nước được hùng cường, nên đã đuổi lui được quân giặc. Bấy giờ nhà vua mới tự bảo: "Bài học của nhà Hiền triết quý giá lắm! Một ngàn lượng vàng còn rẻ".

Nhà vua bèn ra lịnh chép bài học ấy, dán khắp tất cả mọi nơi, cho đến mâm cơm, chén nước cũng truyền khắc vào.

Một hôm có người trong hoàng thân muốn tiếm đoạt ngôi vua, nên thuê quan Ngự y một số tiền lớn để thừa lúc vua đau, tráo dâng thuốc độc. Lãnh tiền xong, quan Ngự y sau khi chế thuốc độc xong, lén rót vào chén, định dâng lên vua uống, nhưng khi nhìn thấy mấy chữ khắc trong chén:
"Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau".
Quan Ngự y sực tỉnh và suy nghĩ: "Tội thí vua này, nếu bị phát giác ra, sẽ bị tru di tam tộc, chứ không phải tầm thường". Quan Ngự y sau khi xét kết quả việc làm của mình gớm ghê như thế, nên đã đổ chén thuốc và thú tội với nhà vua. Nhà vua thấy quan Ngự y đã biết ăn năn hối cải như thế, nên rộng lòng ân xá và còn ban cho một số tiền bạc to tát nữa. Nhờ bài học này, nước nhà khỏi mất, dân tộc khỏi làm nô lệ cho ngoại bang, nhà vua khỏi chết, nên vua cho bài học này là vật báu vô giá.
Vậy chúng ta cũng nên đem bài học này áp dụng vào mọi công việc hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta ham mê cờ bạc, nên nhớ cái kết quả của nó sẽ là vong gia bại sản, thiếu trước hụt sau, nợ nần đòi hỏi. Khi lăm le muốn gần tửu sắc, hãy xét đến kết quả của nó sẽ làm thân thể hao mòn, đa mang tật bệnh, danh giá chôn vùi. Khi nóng giận muốn làm hại người, nên xét cái kết quả của nó về sau là "oan oan tương báo", hại người tất sẽ bị người hại lại. Khi móng niệm tham lam tiền bạc của cải của người, nên xét kết quả về sau là tù tội gông xiềng v.v...

Tóm lại, nếu chúng ta biết đem bài học nhân quả này mà áp dụng trong tất cả mọi công việc làm hằng ngày của đời mình, thì chúng ta sẽ thấy tánh tình và hành vi của chúng ta mỗi ngày cải tiến, các việc sái quấy sẽ giảm bớt, và từ địa vị người vượt lên địa vị thánh, hiền, không phải là điều không làm được.

Nguồn :tvsungphuc.net

Xem thêm : 66 câu danh ngôn hay của các học giả

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Quỹ từ thiện online Bảo Tâm - Hạnh Liên

Những thông tin, tin tức đáng xem, xem 1 tin tức đồng nghĩa với việc đóng góp  +500 VNĐ vào quỹ từ thiện online ( mà không mất khoản phí nào cả ). Các tin tức sẽ được cập nhật liên tục.

* Tin tức du lịch :


* Tin tức vui nhộn : 

* Tin tức xã hội :

+ Quà giáng sinh ý nghĩa

+ Bộ ảnh những cô gái bị tạt axit

+ Ngập tràn hương vị mùa giáng sinh

+ Mẹ ơi! Con hạnh phúc khi được mẹ ủ ấp

+ 42 khoảnh khắc trạm tới trái tim nhiều người

+ Thưởng thức hương vị của mùa đông

+ Giá trị riêng của những đồng tiền xu

+ Có gì trong cuốn sách 3D

+ Làm đẹp mùa Giáng sinh

+ Nước uống có vị bánh quy

+ 5 chiến dịch quảng cáo hay nhất

+ Khu vườn sắp xuất hiện gây sốt sài thành

Tìm hiểu về quỹ từ thiện online

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014




NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT 


Đệ tử chúng con: Bảo Tâm - Hạnh Liên xin kính chúc các bậc Đạo hữu, Thiện tri thức, các bác, cô, chú Phật tử. Đồng kính chúc các huynh đệ Phật tử: "Pháp thể khinh an, Tuệ đăng thường chiếu, Phật sự viên mãn, Phật đạo viên thành"

Kính thưa các bậc Đạo hữu, Thiện tri thức, các bác, cô, chú và các huynh đệ Phật tử :

Qua sự tìm hiểu trên mạng với tâm tha thiết làm việc thiện, chúng con đã tìm thấy 1 trang mạng xã hội  http://8share.vn ( hay gọi chia sẻ thông tin )

8Share  là một dự án của công ty TNHH Media Eyes Việt Nam, được nhượng quyền từ Tập đoàn Rev Asia, Malaysia. 8Share là hình thức truyền thông trực tuyến mới, đang phát triển ở những quốc gia như Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam
8Share là cộng đồng chia sẻ thông tin, tin tức bổ ích đến cho những người sử dụng Internet với mục tiêu phát triển mạng lưới truyền tin và sử dụng nó như một công cụ để tăng thu nhập cho người dùng, xây dựng cộng đồng chia sẻ lành mạnh và trung thực, trở thành cầu nối giữa Thương hiệu và Cộng đồng, giúp cho các nhà doanh nhân Việt Nam mong chóng tiếp cận được khách hàng tiềm năng.


Với định hướng phát triển của 8Share, chúng con sẽ trở thành những cộng tác viên, những người đưa tin tức bổ ích đến cho tất cả mọi người. Và do đó, chúng con được 8Share trả tiền công (1 lần xem tin tức = 500 VNĐ).

Với những bạn trẻ khác, đây là một việc làm để tăng thêm thu nhập hàng tháng. Nhưng đối với chúng con, là một trong số những người đệ tử của Đức Phật, chúng con muốn nhờ vào việc làm thêm này mà xây dựng lên một quỹ từ thiện online. 

Mọi người sẽ không cần phải đóng góp bất kỳ 1 khoản phí nào cả, chỉ cần xem những thông tin, tin tức mà chúng con chia sẻ thôi ạ ( thường là các tin về du lịch, sản phẩm nước giải khát, những hình ảnh ngộ nghĩnh) . Mọi người vừa được xem những thông tin mình quan tâm, vừa đóng góp 1 chút tiền vào quỹ từ thiện online mà không phải chi , 1 công đôi việc.

Nếu ai muốn tạo tài khoản 8Share để chia sẻ thông tin giống con, xin hãy đăng ký theo link: http://bit.ly/1t4OoeL

Con mong mọi người sẽ ủng hộ cho ý tưởng này của chúng con ạ. Nếu có ý kiến gì, xin hãy liên hệ với con qua số điện thoại : 0997.498.162 . Chúng con sẽ cập nhật thông tin hữu ích thường xuyên qua :


Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều tròn thành Phật đạo.







Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013




1. Từ tình hình thực tế
Theo thống kê, dân số Việt Nam hiện nay hơn 83 triệu dân. Mặc dù chưa có sự khảo sát chính xác nhưng theo đánh giá chung, con số Phật tử Việt Nam hiện nay được xem là quá ít so với chiều dài lịch sử phát triển hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. Trong số những Phật tử Việt Nam, thật ra có bao nhiêu Phật tử là thanh thiếu niên? Từ thực tế khảo sát tình hình tu học, thính pháp, sinh hoạt tại các tự viện ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy đại đa số Phật tử nằm ở độ tuổi trung lão niên, còn thanh thiếu niên Phật tử hiện nay tuy số lượng có tăng trong những năm gần đây; thế nhưng, so với tín đồ trẻ của các tôn giáo bạn thì con số đó chưa tương xứng với quá trình phát triển của một tôn giáo đã có mặt hơn 2.000 năm trên đất nước Việt Nam. Thực trạng đó là một nỗi ưu tư sâu đậm cho những ai quan tâm đến lứa tuổi thanh thiếu niên, và đây cũng là một niềm trăn trở của những người làm công tác hoằng pháp. Phải chăng vì Phật giáo quá cứng nhắc hay quá “già” đến nỗi giới trẻ không thể đến gần?
Thực chất, đạo Phật là đạo trí tuệ, giáo lý Phật giáo rất uyển chuyển linh động, có khả năng làm cho con người có sự năng động sáng tạo. Và tính năng động sáng tạo cũng là bản chất của giới trẻ. Vì vậy, cần phải khẳng định rằng Phật giáo rất “trẻ”, rất phù hợp và rất cần cho giới trẻ. Nhưng làm thế nào để giới trẻ tìm về với Phật giáo?

 2. Đi tìm những nguyên nhân
Trước hết, chúng ta thấy rằng tuy Phật giáo xem trọng đức tin, nhưng đức tin chỉ là một trong vô vàn cửa ngõ để vào đạo, và vấn đề đặt ra là tin như thế nào? Trong đạo Phật, nếu chỉ có đức tin thôi không đủ để làm cho con người giải thoát khỏi khổ đau mà việc thực hành giáo pháp để đưa tới giác ngộ giải thoát mới là điều thiết yếu của người theo Phật giáo. Giáo pháp của Đức Phật khuyên chúng ta “hãy đến để thấy”. Đức Phật khuyên chúng ta hãy thực hành giáo pháp của Ngài để thực nghiệm trạng thái an lạc giải thoát chứ không phải đứng nhìn giáo pháp từ xa với một niềm tin vô bổ. Đặc tính này rất phù hợp với tính hiếu kỳ, tính tự lập và tính thực tế của giới trẻ. Giới trẻ là những con người đang ở độ tuổi sung mãn, luôn muốn chứng minh mình có đủ khả năng để nghiên cứu tìm tòi, có đủ khả năng để tự tạo dựng cuộc sống của bản thân trong tương lai, và cũng có đủ khả năng để thay đổi vận mệnh đất nước. Tuổi trẻ không muốn đi theo một lối mòn, không muốn bị đúc khuôn mà luôn khám phá bản thân và thế giới xung quanh, muốn kiến tạo một cuộc sống mới. Vì vậy, giới trẻ chỉ tin vào những gì mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống hiện tại mà không tin những gì mơ hồ huyền ảo. Đây cũng chính là tính chất thiết thực của Phật giáo.
Chính vì tính chất này mà đôi khi giới trẻ mải mê chạy theo cuộc sống vật chất mà quên đi yếu tố truyền thống đạo đức tâm linh. Đạo đức là nền tảng để xây dựng một con người. Một khi nền tảng bị lung lay thì làm sao có thể kiến tạo được con người rường cột cho xã hội? Và một khi bị khủng hoảng, giới trẻ sẽ không còn chỗ nương tựa vững chắc, đó chính là lý do hình thành tệ nạn trong xã hội, tiêu cực trong cuộc sống. Điều kiện sống của xã hội trong thời đại hưởng thụ vật chất như hiện nay thường kích thích các tâm lý xấu hơn là tâm lý tốt cho giới trẻ. Do vậy yêu cầu của Phật giáo là cần phải giáo dục giới trẻ có một trình độ hiểu biết, tư duy phân biệt rõ tốt xấu, hư thực và có khả năng kiểm soát các hành vi của chính mình bằng những bài pháp sinh động cụ thể và phù hợp với từng lứa tuổi.

3. Những kiến nghị
Để giới trẻ đến chùa, tìm tới Phật giáo thì Phật giáo phải giữ một vai trò thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của giới trẻ. Muốn vậy, Phật giáo phải đáp ứng được các nhu cầu của giới trẻ. Mà muốn đáp ứng được các yêu cầu của giới trẻ thì phải hiểu rõ tâm tư tình cảm và nhu cầu của giới trẻ. Nhu cầu giới trẻ thay đổi tuỳ theo từng độ tuổi. Các nhà tâm lý học Liên Xô (cũ) đã nghiên cứu và kết luận rằng: “Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có một hoặc hai hoạt động chủ đạo giữ vai trò quyết định sự biến đổi tâm lý ở giai đoạn lứa tuổi đó”. Chẳng hạn: vui chơi là hoạt động của trẻ em ở tuổi mầm non; học tập là hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh; lao động, tìm tòi khám phá là hoạt động của thanh niên v.v... Khi nắm rõ tâm sinh lý và nhu cầu của giới trẻ rồi, bước tiếp theo chúng ta cần phải đưa ra nhiều loại hình sinh hoạt Phật giáo phong phú và đa dạng, phù hợp với từng lứa tuổi để từ từ hướng giới trẻ đến với Phật giáo.
3.1 Về mặt giáo lý: đối với trẻ dưới 6 tuổi, không nên dạy giáo lý sớm cho chúng mà chỉ nên dạy các bé về lịch sử Đức Phật Thích Ca, các vị Thánh đệ tử Phật hay những câu chuyện tiền thân Đức Phật bằng tranh minh họa để các bé có ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và hạnh nguyện của các Ngài. Đối với thanh thiếu niên, cần dạy cho chúng các giáo lý căn bản của Phật giáo như Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi, Tứ đế, Duyên khởi, Bát chánh đạo v.v... để giới trẻ có cái nhìn về con người và thế giới theo quan điểm Phật giáo và thấy được những giá trị đạo đức thiết yếu trong mối quan hệ cuộc sống cá nhân với cộng đồng. Ngoài ra, kinh Thiện Sanh (bài kinh dạy về cách ứng xử trong quan hệ gia đình) cũng là bài pháp mà thanh niên cần được truyền trao để làm tư lương trong cuộc sống gia đình và xã hội.
3.2 Về vấn đề nghi thức, tụng kinh bái sám: để giới trẻ tham dự vào các khóa lễ Phật giáo, chúng ta không thể giữ nguyên nghi thức truyền thống chỉ ngồi tụng kinh gõ mõ đơn điệu. Các nghi thức, khóa lễ cần phải được đa dạng hóa, cần phải xen kẽ những bài nhạc lễ kết hợp với việc ngồi tịnh tâm hay đi kinh hành để tạo sự linh hoạt, tạo không khí trẻ trung nhưng không mất phần trang nghiêm trong nghi lễ.
3.3 Đa dạng hóa các chương trình tu học, sinh hoạt: Ngoài việc xây dựng các đạo tràng tụng kinh, niệm Phật hay các khóa tu như: Phật thất, Phật nhật, đạo tràng tu Bát quan trai, đạo tràng Đại Bi, đạo tràng Dược Sư, các khoá thiền v.v… để hướng dẫn Phật tử trẻ tu tập, thanh lọc tâm thức thì các mô hình sinh hoạt văn hóa Phật giáo cũng rất cần thiết như: các đội văn nghệ, các lớp nữ công gia chánh (cắm hoa, nấu ăn chay, thêu may), các lớp hội hoạ, thư pháp, chơi nhạc cụ v.v.. để giáo dục giới trẻ về thẩm mỹ văn hoá Phật giáo. Đây là những loại hình sinh hoạt rất quan trọng trong việc thu hút và đưa giới trẻ tới chùa.
Do giới trẻ sống trong môi trường xã hội hiện đại, bị bao phủ bởi sự chi phối của vi tính, điện tử hiện nay nên cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống này trong cách vui chơi, giải trí. Hiện nay, các bé trai có xu hướng thích chơi game online, thích xem phim hoạt hình bạo lực đấm đá, còn các bé gái thì thích lang thang trên mạng để tán gẫu hoặc tìm tòi khám phá những điều chưa biết. Dựa vào nhu cầu và thị hiếu này, Phật giáo chúng ta nên đầu tư sản xuất những bộ phim hoạt hình Phật giáo, truyện tranh hay những trò chơi game Phật giáo hoặc các video clip nhạc Phật giáo để giới trẻ vừa được giải trí vừa hấp thụ những giá trị tư tưởng văn hóa Phật giáo.
Nhu cầu chung của thanh thiếu niên là học nhưng phải được chơi. Do đó, để giới trẻ đến chùa “tu mà vẫn được chơi, chơi mà vẫn có tu” thì cần phải có những buổi tu học dã ngoại, cắm trại kết hợp với thi kiến thức Phật pháp v.v… Mô hình tu mở rộng này rất dễ thu hút giới trẻ và thường là để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ.
Ngoài ra, việc thành lập những quỹ từ thiện giáo dục như: quỹ hỗ trợ học sinh nghèo, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ, v.v... để giúp đỡ các em sinh viên, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn có nguy cơ bị thôi học được tiếp tục đến trường, hay khuyến khích các em học sinh nghèo hiếu học phát huy hơn nữa khả năng học tập nghiên cứu của các em hoặc phát thưởng cho các em học sinh khá giỏi để động viên các em hiếu học hơn nữa v.v... cũng là một cách thiết lập sợi dây gắn kết thanh thiếu niên với Phật giáo.

4. Các tiêu chuẩn để thực hiện
4.1 Vai trò của gia đình – nhà trường – xã hội:
Để giới trẻ có khái niệm về Phật pháp và có ý thức về việc đến chùa tu học, các bậc phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi gia đình là cái nôi văn hóa của con người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên. Ở giai đoạn sơ sinh, tức từ khi mới sinh ra cho tới khi 6 tuổi, trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn nếp sống và cách cư xử của những người thân trong gia đình, cho dù trẻ có đi mẫu giáo hay ở nhà, dù nhà giàu hay nhà nghèo, nông thôn hay thành thị v.v… Ở giai đoạn này, người mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Người mẹ không chỉ cho con bú mớm, ẵm bồng mà còn hun đúc, huân tập những đức tính thiện lành căn bản cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Tới tuổi học sinh, trẻ chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục học đường, nhưng nhà trường chỉ là môi trường để giới trẻ lĩnh hội tri thức, còn tình cảm của người thân, nếp sống truyền thống, chuẩn mực đạo đức của gia đình vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ. Ở giai đoạn này, bên cạnh tình thương yêu ân cần của người mẹ thì sự gần gũi hướng dẫn dạy dỗ của người cha sẽ làm cho nhân cách của trẻ càng thêm tốt đẹp.
Sau khi rời ghế nhà trường, trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành ở tuổi thanh niên. Ở giai đoạn này, thanh niên đã tích tập được nhiều kiến thức từ học đường, đã có cách nhìn nhận riêng mang tính cá nhân về cuộc đời và xã hội, nhưng đồng thời cũng bắt đầu tiếp nhận một nền giáo dục mới, đó là giáo dục xã hội. Nền giáo dục này cung cấp các kiến thức chuyên môn để sống và phục vụ xã hội. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, giải trí, thanh niên đã hình thành và phát triển nhân cách của mình theo quy luật lĩnh hội các di sản văn hóa, vật chất và tinh thần do các thế hệ trước để lại và qua sự giao tiếp trong xã hội.
Vì vậy, truyền thống đạo đức gia đình, ý thức hệ của xã hội ảnh hưởng rất lớn trong việc trưởng thành về cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của giới trẻ. Nếu được sống trong cộng đồng Phật giáo, nếu cha mẹ là những người Phật tử thuần thành, sống theo nếp sống gia đình Phật tử thì giới trẻ cũng sẽ hấp thụ và sống theo truyền thống này. Nếu gia đình không hình thành nếp sống truyền thống đạo đức thờ cha kính mẹ, kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, không hướng dẫn, khuyến khích con em đến chùa, làm quen với môi trường văn hoá Phật giáo thì chắc chắn giới trẻ sẽ không có khái niệm về đức dục, không có khái niệm gì về chùa chiền hay tụng kinh lễ Phật, không biết gì về tư tưởng văn hóa Phật giáo. Và như vậy là một thiếu sót lớn trong quá trình nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

4.2 Vai trò của người xuất gia:
Một khi giới trẻ có ý niệm hướng về Phật pháp rồi, muốn tham gia các hoạt động của Phật giáo, và muốn sống trong môi trường Phật giáo, thì Tăng Ni là những người đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn giới trẻ tu học. Mặc dù giới trẻ có tính hiếu động, cởi mở, dễ tiếp cận, nhưng để hướng dẫn và cảm phục được giới trẻ hiện nay, đòi hỏi Tăng Ni phải là người có tâm huyết, đồng thời phải trang bị đầy đủ kiến thức Phật học lẫn thế học, nhất là kiến thức về tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên, đồng thời biết sử dụng thành thạo một vài ngoại ngữ và các phương tiện truyền thông giải trí hiện đại như vi tính, kết nối mạng .v.v… Giới trẻ sẽ dễ dàng bị cuốn hút, ảnh hưởng và sẽ tiếp nhận thân giáo của những vị thầy trẻ trung năng động, sẵn sàng lăn xả vào đời những lúc dầu sôi lửa bỏng nhưng không mất vẻ uy nghiêm đức độ, luôn giúp giới trẻ khám phá những điều kỳ diệu chỉ có thể tìm thấy trong cuộc sống đạo đức tâm linh, những sư cô từ độ an hòa luôn vỗ về, sẻ chia những điều mà giới trẻ không thể thổ lộ cùng người thân trong gia đình. Hình ảnh đẹp này sẽ là chiếc cầu đưa giới trẻ đến chùa và sẽ là chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy cho giới trẻ.
Đặc biệt, để cảm hóa những trẻ em lang thang, cơ nhỡ cứng đầu, ngỗ nghịch hay những trẻ em thuộc thành phần tệ nạn xã hội, nghiện ngập, buông thả, phóng đãng v.v… thì Tăng Ni phải là những người có tấm lòng vị tha rộng mở, biết thông cảm và tha thứ cho những sai lầm của trẻ. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu không phân biệt và bắt đầu có niềm tin thì bước kế tiếp chúng ta phải phân tích cho trẻ thấy những sai lầm mà chúng mắc phải và những tác hại do chúng gây ra, dạy cho chúng khả năng nhận thức, phân biệt rõ phải trái, thiện ác, tốt xấu… Sau khi trẻ đã có được những nhận thức đó rồi, điều quan trọng là chúng ta phải dạy cho chúng biết hướng thiện, sống đạo đức, biết khép mình vào khuôn phép, kỷ luật tự giác, sống có mục đích, có lý tưởng hướng thượng để bản thân sống an lạc hạnh phúc, gia đình xã hội được lợi ích, an hòa.

5. Kết luận
Trên đây là một vài suy nghĩ mang tính thao thức với mong mỏi duy nhất là đưa giới trẻ đến chùa. Hy vọng qua buổi tọa đàm này, ngành hoằng pháp Phật sẽ giáo đúc kết được nhiều ý tưởng hay, để ngày càng có nhiều thanh thiếu niên tìm về với Phật giáo và xem Phật giáo không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc mà còn là một môi trường sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí bổ ích, lành mạnh. Hy vọng ngày càng có nhiều thanh thiếu niên thực hành theo nếp sống, tư tưởng Phật giáo ngỏ hầu đem lại lợi ích cho bản thân, cho tha nhân và góp phần xây dựng một thế giới an lành, hạnh phúc…


  • Blogroll

    .
  • About